Tết cổ truyền của người Mông
- Thứ hai - 25/01/2021 18:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số ít người có phong tục Tết cổ truyền đậm đà bản sắc được gìn giữ lâu đời. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một, hai tháng cũng là thời điểm bà con thu hoạch xong mùa màng, người Mông cùng nhau chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình
Tết cổ truyền của người Mông
Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số ít người có phong tục Tết cổ truyền đậm đà bản sắc được gìn giữ lâu đời. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một, hai tháng cũng là thời điểm bà con thu hoạch xong mùa màng, người Mông cùng nhau chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình
Đồng bào người Mông không định ra một ngày cụ thể trong năm để đón Tết như người Kinh mà ăn Tết theo mùa vụ. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một hai tháng cũng là thời điểm bà con thu hoạch xong mùa màng, người Mông sẽ thống nhất cùng nhau chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Nhân dịp Tết, tất cả mọi người cùng nghỉ ngơi, ăn mừng mùa vụ, trao đổi kinh nghiệm lao động sản xuất đồng thời thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất đã che chở, phù hộ cho bà con thôn bản có một mùa màng bội thu, gia đình được mạnh khỏe, bình an và cầu mong những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Tết cổ truyền người Mông đều ăn Tết như thế từ nhiều năm trở lại đây, ngày càng nhiều địa phương người Mông tổ chức đón Tết cổ truyền của mình trùng với Tết Nguyên đán. Để thời điểm đón Tết cùng những người thân đi học, đi công tác xa nhà được cùng về sum họp ăn Tết với gia đình, dù hòa chung thời điểm đón Tết của cả đất nước thì những phong tục tập quán và hoạt độn găn,chơingày Tết của đồng bào dân tộc Mông vẫn được gìn giữ.
Những ngày quan trọng nhất trong Tết của người Mông là ngày 30 Tết, các gia đình trang hoàng lại nhà cửa để chuẩn bị đón tổ tiên về. Mùng Một làm lễ cúng tổ tiên và từ chiều mùng Một, mùng Hai người Mông sẽ đi thăm họ hàng. Sau khi làm lễ tiễn tổ tiên vào mùng Ba thì người lớn trẻ nhỏ nô nức đi trẩy hội, du Xuân, gái trai già trẻ Ném Pao, chơi Tù Đu
Trong những ngày đầu năm, đồng bào người Mông cùng hòa mình trong không khí lễ hội đông vui, rộn ràng. Có lẽ bất cứ ai cũng yêu mến tiếng hát, điệu múa, tiếng khèn của người Mông. Khi cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại hơn, người Mông vẫn giữ gìn tiếng mẹ đẻ, trang phục truyền thống, các trò chơi dân gian ném pao, đánh cầu…Đó là bản sắc cũng là niềm tự hào của cộng đồng người Mông.
Dù là người Mông ở địa phương nào, dù là đón Tết trước hay chung với Tết Nguyên Đán thì những ngày này với người Mông vẫn mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Khi mỗi dịp Tết đến Xuân về, những người nông dân chất phác, bình dị nơi vùng cao vẫn không mong gì hơn là những điều rủi ro, bệnh tật sẽ trôi đi theo năm cũ, sang năm mới những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với mọi người.
Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số ít người có phong tục Tết cổ truyền đậm đà bản sắc được gìn giữ lâu đời. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một, hai tháng cũng là thời điểm bà con thu hoạch xong mùa màng, người Mông cùng nhau chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình
Đồng bào người Mông không định ra một ngày cụ thể trong năm để đón Tết như người Kinh mà ăn Tết theo mùa vụ. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một hai tháng cũng là thời điểm bà con thu hoạch xong mùa màng, người Mông sẽ thống nhất cùng nhau chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Nhân dịp Tết, tất cả mọi người cùng nghỉ ngơi, ăn mừng mùa vụ, trao đổi kinh nghiệm lao động sản xuất đồng thời thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất đã che chở, phù hộ cho bà con thôn bản có một mùa màng bội thu, gia đình được mạnh khỏe, bình an và cầu mong những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Tết cổ truyền người Mông đều ăn Tết như thế từ nhiều năm trở lại đây, ngày càng nhiều địa phương người Mông tổ chức đón Tết cổ truyền của mình trùng với Tết Nguyên đán. Để thời điểm đón Tết cùng những người thân đi học, đi công tác xa nhà được cùng về sum họp ăn Tết với gia đình, dù hòa chung thời điểm đón Tết của cả đất nước thì những phong tục tập quán và hoạt độn găn,chơingày Tết của đồng bào dân tộc Mông vẫn được gìn giữ.
Những ngày quan trọng nhất trong Tết của người Mông là ngày 30 Tết, các gia đình trang hoàng lại nhà cửa để chuẩn bị đón tổ tiên về. Mùng Một làm lễ cúng tổ tiên và từ chiều mùng Một, mùng Hai người Mông sẽ đi thăm họ hàng. Sau khi làm lễ tiễn tổ tiên vào mùng Ba thì người lớn trẻ nhỏ nô nức đi trẩy hội, du Xuân, gái trai già trẻ Ném Pao, chơi Tù Đu
Trong những ngày đầu năm, đồng bào người Mông cùng hòa mình trong không khí lễ hội đông vui, rộn ràng. Có lẽ bất cứ ai cũng yêu mến tiếng hát, điệu múa, tiếng khèn của người Mông. Khi cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại hơn, người Mông vẫn giữ gìn tiếng mẹ đẻ, trang phục truyền thống, các trò chơi dân gian ném pao, đánh cầu…Đó là bản sắc cũng là niềm tự hào của cộng đồng người Mông.
Dù là người Mông ở địa phương nào, dù là đón Tết trước hay chung với Tết Nguyên Đán thì những ngày này với người Mông vẫn mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Khi mỗi dịp Tết đến Xuân về, những người nông dân chất phác, bình dị nơi vùng cao vẫn không mong gì hơn là những điều rủi ro, bệnh tật sẽ trôi đi theo năm cũ, sang năm mới những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với mọi người.