Người Mông ăn tết sớm từ tháng chạp. Đêm 30-11 âm lịch là đêm giao thừa. Ăn tết, cúng tết, cúng tất niên của họ không cầu kỳ, nhưng có lẽ cầu kỳ hơn cả là lòng hiếu khách với việc mời rượu: mọi người đến nhà nhau thì không thể không uống rượu. Nhà nào có nhiều khách đến chơi dịp năm mới thì công việc năm đó sẽ thuận lợi và gặp nhiều “may mắn” hơn.
Người Mông có thể ăn tết cả tháng chạp, từ mồng 1 đến mồng 3 hoặc mồng 5 tết là thăm hỏi, chúc tết họ hàng, người thân, sau đó vui chơi. Lễ hội có thể kéo dài đến hết tháng chạp với nhiều hoạt động như: chơi quay, ném pao, đánh cầu lông gà... Sau tết, mọi người trở về với công việc nương rẫy thường ngày. Những ngày đầu năm mới, người Mông đến nhà nhau chúc tết để uống với nhau bát rượu, ăn với nhau miếng bánh dày và chúc nhau nhưng điều tốt lành trong năm mới. Trước khi khách ra về, người Mông còn mừng tuổi cho 2 chiếc bánh dầy tự tay họ làm ra.
Khi mỗi dịp Tết đến Xuân về, những người nông dân chất phác, bình dị nơi vùng cao vẫn không mong gì hơn là những điều rủi ro, bệnh tật sẽ trôi đi theo năm cũ, sang năm mới những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với mọi người.
Tết của người Mông là một nét văn hóa dân tộc mang nét đặc sắc về sự nghỉ ngơi dài sau thời gian lao động. Hàng năm tết kéo dài 1 tháng với các trò chơi, lễ hội diễn ra tiêu biểu là trò ném pao của các bạn thanh niên, họ đứng đối diện ném và bắt quả pao cho nhau một cách điêu luyện và rất thuần thục.