Với cơ sở vật chất được đầu tư, có cán bộ thư viện chuyên trách, thư viện trường PTDTBT THCS Tìa Dình đã đáp ứng được Trường PTDTBT THCS Tìa Dình với đặc trưng là học sinh 100% dân tộc thiểu số (dân tộc Mông, Thái, Lào), ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu của các em là tiếng dân tộc thiểu số, vốn ngôn ngữ tiếng Việt còn rất nhiều hạn chế, vì vậy gây khó khăn lớn trong học tập, giao tiếp với thầy cô. Đặc biệt là trong môn văn. Chỉ cần đọc những bài văn của các em sẽ thấy giọng văn ngô nghê, sai lỗi chính tả, chưa biết diễn đạt, vốn ngôn ngữ nghèo nàn…. Chính
HỌC SINH TÌA DÌNH VỚI THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG
Với cơ sở vật chất được đầu tư, có cán bộ thư viện chuyên trách, thư viện trường PTDTBT THCS Tìa Dình đã đáp ứng được Trường PTDTBT THCS Tìa Dình với đặc trưng là học sinh 100% dân tộc thiểu số (dân tộc Mông, Thái, Lào), ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu của các em là tiếng dân tộc thiểu số, vốn ngôn ngữ tiếng Việt còn rất nhiều hạn chế, vì vậy gây khó khăn lớn trong học tập, giao tiếp với thầy cô. Đặc biệt là trong môn văn. Chỉ cần đọc những bài văn của các em sẽ thấy giọng văn ngô nghê, sai lỗi chính tả, chưa biết diễn đạt, vốn ngôn ngữ nghèo nàn…. Chính vì vậy, các thầy cô trong trường luôn khyến khích các em mượn và đọc nhiều sách báo, truyện từ thư viện nhà trường.
Phần lớn nhu cầu tìm hiểu, mượn và đọc sách của học sinh trong nhà trường. Các loại sách được học sinh mượn phần lớn là truyện ngắn, báo thiếu niên dân tộc, truyện tranh. Rất nhiều em đã trở thành độc giả quen thuộc của thư viện. Các em say mê đọc truyện, cùng nhau thảo luận 1 câu chuyện hoặc 1 bài báo hay. Các em không chỉ đọc sách ngay trên thư viện, mà các em còn mượn về đọc khi rảnh rỗi. Nhờ đó, nhiều em thấy yêu thích văn học hơn, vốn từ tiếng việt cũng dần được cải thiện, giảm bớt thời gian các em chơi điện thoại. Hi vọng rằng, sẽ có ngày càng nhiều em học sinh đến với thư viện bằng lòng ham học hỏi, sự yêu thích với những trang sách.